CHUYÊN MỤC GIỚI THIỆU SÁCH, TUYÊN TRUYỀN SÁCH
THÁNG 12
Chủ đề: Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tên sách: Lịch sử cách mạng của đảng bộ và nhân dân xã Đặng Xá
Tác giả: Chi bộ Đảng xã Đặng Xá.
Thời gian: 9/12/2019.
Địa điểm: Sân trường
Người thực hiện : HS Nguyễn Minh Hải - 7C
Kính thưa: các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn HS yêu quý!.
Đặng Xá là xã nằm ở bờ Nam sông Đuống, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Trải qua những chặng đường lịch sử, nhân dân Đặng Xá đã không ngừng lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kiên cường, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm; truyền thống hiếu học, trọng nghĩa khí…
Trong suốt chiều dài đánh giặc cứu nước của dân tộc, nhân dân xã Đặng Xá đã phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn của dân tộc. Đó là cả một chặng đường lịch sử oanh liệt hào hùng của Đảng bộ, nhân dân xã Đặng Xá.
Biết và ghi nhớ những trang sử hào hùng của ông cha là trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ trẻ chúng ta.
Hôm nay, trong không khí của ngày mùa thu tháng 10, kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng Thủ đô. Em xin được gửi đến các thầy cô, các bạn một cuốn sách hay và ý nghĩa. Đó là cuốn “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đặng Xá (1930-1995)”.
Cuốn sách gồm 5 chương.
Chương 1: Đặng Xá lịch sử và truyền thống.
- Về vị trí địa lí, nằm ở bờ Nam sông Đuống, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. gồm 10 thôn có diện tích 603 héc ta, và dân số là 19.119 người.
- Trong thời phong kiến xã Đặng Xá thuộc thừa tuyên Bắc Giang.
- Đầu thế kỉ 19 thuộc trấn Kinh Bắc.
- Sau cách mạng tháng 8 xã có tên là Quyết Tiến thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- 1965 chính phủ đổi tên xã Quyết Tiến thành xã Đặng Xá.
- Về kinh tế, chủ yếu là nông nghiệp, làng Đặng Xá nổi tiếng nghề trồng rau.
- Ở Nhân Lễ nổi tiếng về nghề đúc lưỡi cày gang, còn gọi là Cày Lợ.
- Thôn Lở phát triển mạnh nghề thợ nề (thợ xây), bàn tay người thợ nề thôn Lở đã xây dựng lên nhiều công trình nổi tiếng.
- Ở các thôn đều có đình làng thờ Thành Hoàng.
Các bạn sẽ được tìm hiểu các sự tích gắn với đình làng Đổng Xuyên, Đình Hoàng Long, Đình Kim Âu khi đọc từ trang 12 đến trang 17.
Chương 2, chương 3, chương 4 Đặng Xá đã phản ánh khá trung thực và toàn diện về tiến trình, lịch sử hình thành và phát triển của xã Đặng Xá.Đặc biệt là cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian khổ nhưng vô cùng hào hùng và vẻ vang.
- Trong chương 2, các bạn sẽ thấy được đời sống của người dân Đặng Xá rất cực khổ trong những năm cuối thế kỉ 19, nạn vỡ đê năm 1916 khiến cát bồi cao hàng mét, nhà cửa bị lũ cuốn. Ngoài ra còn bị phong kiến và thực dân Pháp bóc lột khiến 90% dân số không biết chữ.
- Có áp bức có đấu tranh , nhân dân đã vùng lên chiến đấu. Tiêu biểu có cụ Nguyễn Sỹ Thấu, cụ Nguyễn Đình Nhỡ thôn Hoàng Long tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Cụ Hoàng Văn Nhị, Vũ Văn Sặt ở làng Nhân Lễ tham gia khởi nghĩa Yên Thế.
- Cụ Vũ Hữu Trù thôn Lời, Bùi Văn Thận thôn Lời là những người giác ngộ cách mạng đầu tiên, cùng nhân dân đấu tranh giành chính quyền vào tháng 8 năm 1945.
Chương 3, 4: Đặng Xá xây dựng chính quyền cách mạng tham gia kháng chiến chống Pháp Và mỹ.
- Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân xã Đặng Xá lại tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.Trong cuốn sách đã mô tả rất kĩ nhiều trận đánh của nhân dân xã Đặng Xá vào bốt của giặc. tiêu biểu như trận ở bốt Lở, chùa Đặng. Xin mời thầy cô cùng các bạn đọc từ trang 37 đến trang80 để thấy được sự kiên cường trong chiến đấu của mỗi người con Đặng Xá.
Chương 5 Đặng Xá cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Đất nước thống nhất non sông quy về một mối, nhân dân xã Đặng Xá lại cùng nhau chug tay xây dựng đất nước, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương. Ngày nay diện mạo quê hương ngày càng thay đổi, to đẹp hơn.
Xin kính mời các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn HS đến với thư viện nhà trường để tìm đọc cuốn sách. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, công tác tốt. Chúc các bạn hs có 1 tuần học vui tươi bổ ích. Em xin trân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy cô và các bạn.
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Lam Hồng