NỘI DUNG ÔN TẬP HÓA 8
CHƯƠNG 4
I. LÝ THUYẾT:
1. Tính chất vật lí của oxi: là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học của oxi:
a. Tác dụng với kim loại:
Hầu hết kim loại tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành oxit bazo.
VD: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (PHẢN ỨNG HÓA HỢP)
b. Tác dụng với phi kim:
1 số phi kim (C, S, P, H2…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao, tạo thành oxit axit
VD: C + O2 CO2
c. Tác dụng với hợp chất:
Các hợp chất có dạng CxHy tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao, tạo thành CO2 và H2O
VD: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
=> Kết luận: Ở nhiệt độ cao, oxi có khả năng phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất (trong các hợp chất oxi có hóa trị II)
3. Điều chế oxi:
a. Trong công nghiệp:
2H2O 2H2 + O2
b. Trong phòng thí nghiệm:
Nhiệt phân hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt (KMnO4, KClO3, KNO3)
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (PHẢN ỨNG PHÂN HỦY)
2KClO3 2KCl + 3O2
2KNO3 2KNO2 + O2
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Cho các chất: Lưu huỳnh, Magie, Nhôm, Hidro, C2H6. Viết PTHH của phản ứng giữa các chất trên với Oxi.
Bài 2: Đốt cháy hỗn hợp bột Cu và bột Al cần 33,6 lít khí oxi (đktc), biết khối lượng của Al trong hỗn hợp là 2,7 gam.
a. Viết PTHH
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).
a. Lập PTHH.
b. Sau phản ứng P hay Oxi còn dư và dư bao nhiêu gam.
c. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng.
d. Tính khối lượng kali clorat cần dùng để điều chế lượng oxi dùng cho phản ứng trên.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam sắt cần dùng vừa đủ 0,672 lít khí oxi (đktc) thu được 3,48 gam 1 oxit A của sắt.
a. Tính giá trị của m
b. Biết oxit A nặng hơn CuO gấp 2,9 lần. Xác định CTHH của A.
Bài 5: Cho hỗn hợp gồm 2,8 gam C và S phản ứng hoàn toàn với khí oxi, thấy khí oxi (đktc) cần dùng là 3,36 lít.
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp.