Chủ đề: Quân đội nhân dân Việt Nam .
Tên sách: Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tác giả: Tài Thành và Vũ Thanh.
Thời gian: 18/12/2023.
Người thực hiện: Lớp 7A
Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi tới các thầy cô giáo, các bạn học sinh lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trong nhất!
Em tên là Lê Minh Thư đến từ chi đội 7A. Để kỉ niệm 79 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2023). Hôm nay em xin giới thiệu với thầy cô và các bạn cuốn sách có trong thư viện trường mình, cuốn sách có tên: "Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu hơn về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Như chúng ta đã biết, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo nằm giữa Biển Đông có vai trò quan trọng đối với Việt Nam cả về địa lý, chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế... Từ bao đời nay, hai quần đảo này đã trở thành những địa danh thiêng liêng và thân thiết của mỗi người Việt Nam dù ở nơi địa đầu Lũng Cú, Hà Giang hay tận Đất Mũi, Cà Mau, cũng như những người con nước Việt đang sinh sống ở khắp nơi trên thế giới.
Việc tuyên truyền cơ sở pháp lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm khẳng định việc thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Hồng Đức tổ chức biên soạn để giới thiệu cuốn sách: “NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA”
Cuốn sách cung cấp những thông tin hữu ích cho việc tìm hiểu cơ sở pháp lý, quá trình thực hiện chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với những bằng chứng lịch sử chân thực và sống động, không thể chối cãi, thông qua việc xuất bản cuốn sách này, những người làm công tác xuất bản muốn gửi thông điệp tới tất cả người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc và ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam.
Nội dung cuốn sách bao gồm 6 phần, các phần như sau:
Phần thứ nhất. Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam qua các thời kỳ;
- Từ lâu, người Việt Nam đã phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Các triều đại phong kiến phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIIIđã có ý thức xác lập chủ quyền và thực tế đã tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo này một cách hiệu quả lâu dài. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi mà các quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
+ Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, trong thư tịch nhà Nguyễn đã chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo này được lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản trong văn khố quốc gia .
- Từ thế kỷ XVIII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hòa bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phần thứ hai. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa;
- Các chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trên bản đồ lịch sử, được xác lập từ thế kỉ XV.Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã giới thiệu về kho tư liệu hơn 1000 bản đồ các loại khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hay bản đồ atslat thế giới của nhà địa lý Philippe Vandermaelen xuất bản năm 1827 thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.Các bản đồ thời phong kiến của Trung Hoa cũng cho thấy chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa….
Phần thứ ba. Cơ sở vững trắc xác định các vùng biển và thềm lục địa là của Việt Nam
- Thông qua công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Ký Kết, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông do chính phủ các nước Thành viên ASEAN và nước Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa và Luật Biên Giới
Phần thứ tư. An ninh quốc gia và biện pháp vận động quần chúng bảo vệ tổ quốc;
- Thông qua luật an ninh quốc gia với 5 chương và Điều khoản thi hành với 3 chương
Phần thứ năm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền và phát biểu của các vị lãnh đạo cấp cao về tình hình biển Đông
- Về vai trò, vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia về việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
- Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, của mọi cấp, mọi nghành, song cầ phải có lực lượng nòng cốt, chuyên trách.
Phần thứ sáu. Dư luận thế giới phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành chủ quyền.
- Trong phần 6, gồm các phần: dư luận quốc tế phản đối “đường lưỡi bò”, “Đường lưỡi bò” phi lý và tam vọng bá chủ của Trung Quốc ở biển Đông…
Em hy vọng rằng cuốn sách có thể giúp các bạn có thể hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được xác lập từ lâu, đó là sự thật lịch sử và điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về cuốn sách các bạn có thể đến thư viện trường THCS Đặng Xá để tìm đọc cuốn sách.
"Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa”
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã chú ý lắng nghe. Chúc các thầy cô giáo và các bạn học sinh có một tuần làm việc, học tập vui vẻ và hiệu quả!