Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc Cha mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xãy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh và các cháu mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh như.
Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
I. Cách phòng tránh các TNTT:
- Đuối nước: ko chơi gần ao, hồ, sông suối, nơi có cảnh báo nguy hiểm. Biết bơi cũng ko nên chủ quan bơi xa( đuối sức, chuột rút…)
- Điện giật: ko mang các dụng cụ cắm điện đến truong máy sấy là toc, súng bơm keo….
- Ngã: ko chạy nhảy nô đùa gần lan can, cầu thang…
- Ko mang vật sắc nhọn đến truong….ko nghịch.dao, kéo, thước kẻ…
.- TNGT: Đội mũ bảo hiểm, ko đánh võng bốc đầu….
II. Hướng dẫn xử lý tai nạn thương tích:
1. Bong gân
- Chườm lạnh bằng các túi chuờm hoặc bằng túi đá lên chỗ tổn thương, băng nhẹ chỗ khớp để giảm sưng to, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp.
- Bất động khớp và chỗ bông gần nếu nạn nhân bong gân nặng, chở ngay đến các bệnh viện chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
2. Gãy xương
- Di chuyển càng ít càng tốt.
- thấy chỗ gãy bị biến dạng ko được kéo, nắn. cố định theo dạng
- Vệ sinh chỗ gãy.
- Cố định xương gãy bằng nẹp cứng, dài trên một khớp, dưới một khớp.
ko có nẹp có thể lấy bìa cat tông, báo cuộn chặt, gậy,
3. Chảy máu cam
- Khi thấy trẻ bị chảy máu mũi, cô bình tĩnh động viên trẻ ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước, dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón cái) bóp nhẹ hai cánh mũi trẻ lại sau 10 phút máu sẽ ngưng chảy hoặc dùng miếng gạc cuốn thành nút nhét vào hốc mũi của trẻ.
- Sau khi máu ngừng chảy, cô động viên nhắc nhở trẻ không được ngoáy mũi, không được xì mũi trong vòng 2-3h. Còn nếu làm như vậy mà máu không cầm, đưa trẻ đến cơ sở y tế.
4. Đuối nước
- Người cứu nạn biết bơi và có kỹ năng cuứ thì mới nhảy xuống cứu.
- Cấp cứu ngay khi ở dưới nước, nắm tóc nạn nhân lôi đầu nhô lên khỏi mặt nước, tác mạnh hai, ba cái vào má để gây phản xã hội tỉnh.
- Khi đưa nạn nhân lên bờ, nếu ngừng thở, ngưng tim thì nhanh chóng lâu sạch đờm dãi ở mũi miệng, tiến hành hồ hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tỉnh.
- Ủ ấm, gọi ngay xe cấp cứu hoặc đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
5. Bỏng
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sao cho diện tích bỏng không lan rộng và tổn thương thêm.
- Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch, ít nhất là 10 phút cho đến khi hết đau.
- Bỏng có các nốt phồng ko được làm vỡ các nốt.
- Giải phóng vùng bỏng bằng cách bỏ quần áo, tháo lắc, vòng (nếu có), chú ý làm nhẹ nhàng không làm tổn thương thêm.
- Phủ kín vùng bỏng bằng gạc sạch hoặc phải sạch, bù nước cho nạn nhân, cần thiết gọi cấp cứu.
6. Điện giật
- Khẩn trương ngắt nguồn điện, hoặc dùng que, gậy dài gạt ra khỏi người nạn nhân, đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và người cấp cứu.
- Nếu quần áo bị cháy thì nhanh chóng dập lửa bằng quấn chăn ước, hoặc lăn ra đất, cát.
- Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, tiến hành hô hấp và ép tim, rồi đưa đến viện.
- TNGT: Đội mũ bảo hiểm, ko đánh võng bốc đầu….
7.Chảy máu
- Dao cắt hoặc VT chảy máu lập tức bịt chặt vt bằng tay.
- Khi bị thương nặng do vật sắc nhọn hoặc vật bất kỳ đâm vào nên chú ý: Không được lập tức rút vật lạ ra khỏi vết thương, dùng băng gạc băng chặt vt cùng dị vật đưa đến cơ sở y tế.
- Đối với vt chảy máu nhiều nên nâng cao vị trí bị thương để vết thương cao hơn tim, dùng miếng vải sạch ép ngăn không cho máu chảy ra, quấn vết thương lại. Lập tức đưa tới bệnh viện, tiêm vắc xin uốn ván theo chỉ định của bác sỹ.